Tuyển sinh
Quảng cáo
TỪ KHÓA QUAN TÂM
tuyen sinh, tuyensinh2021, lai xe oto, thuthiem, thu thiem, caodang, quan tri mang, cn oto, ke toan doanh nghiep
KHOA ĐÀO TẠO BẢO MẪU

 KHOA ĐÀO TẠO BẢO MẪU

       I.      Chức năng:

     Khoa Đào tạo Bảo mẫu là đơn vị chuyên môn của trường, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng, có chức năng giúp Hiệu trưởng xây dựng chiến lược đào tạo của khoa theo định hướng chiến lược chung của Nhà trường.

     Tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động chuyên môn của các bộ môn trực thuộc Khoa Đào tạo Bảo mẫu và thực hiện công tác đào tạo nhằm hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo giáo viên Bảo mẫu trình độ Cao đẳng theo đúng quy định.

    II.      Nhiệm vụ:

-   Thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức hoạt động của trường và các quy định khác do Hiệu trưởng ban hành

-   Tham mưu, giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Khoa Đào tạo Bảo mẫu theo chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường và Bộ GD- ĐT.

-   Tổ chức xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của Khoa ; xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường.

-   Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu lao động về bảo mẫu, tạo mối quan hệ gắn kết giữa Khoa Đào tạo Bảo mẫu, nguồn nhân lực bảo mẫu tương lai với các nhà tuyển dụng như các trường Mẫu giáo mầm non, trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở nhằm giúp cho chương trình đào tạo sát với thực tế và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhà tuyển dụng.

-   Tổ chức phát triển và quản lý chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.

-   Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của khoa trước Hiệu trưởng.

-   Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên - học sinh, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên thuộc Khoa.

-   Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy, thực hiện chế độ công tác của giáo viên; chấp hành quy chế đào tạo sinh viên thuộc khoa quản lý.

-   Tổ chức tuyển sinh và quản lý giảng viên, cán bộ nhân viên, sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-   Đề xuất nhu cầu và phối hợp với đơn vị chức năng tham gia vào quá trình tuyển dụng viên chức, lao động hợp đồng của Khoa theo đúng quy định hiện hành.

-   Phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc thu nộp học phí của các hệ đào tạo do khoa quản lý.

-   Tổ chức cho giảng viên và sinh viên tham gia các hoạt động thực tập phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.

-   Quản lý và giám sát cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật thuộc phạm vi Khoa phụ trách theo quy định của pháp luật hiện hành và của Trường.

-   Thực hiện tốt các yêu cầu của các phòng ban khác đối với những vấn đề có liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của Khoa.

-   Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

 III.      Lãnh đạo điều hành:

     Lãnh đạo khoa là Trưởng khoa. Trợ giúp Trưởng khoa là Phó khoa.

1.  Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng khoa:

-   Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Khoa và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ hoạt động của Khoa.

-   Thực hiện báo cáo định kỳ, tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng, tổ chức quản lý đào tạo, đảm bảo chất lượng và chính sách phát triển nguồn nhân lực của Khoa và của trường. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên của Khoa.

-   Chủ trì và phối hợp với các đơn vị khác trong và ngoài trường để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

-   Đề xuất, kiến nghị về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ từ Phó khoa trở xuống; quyền phân công và sử dụng đội ngũ giảng viên, nhân viên của khoa vào các vị trí công việc phù hợp.

-   Quyết định nội dung giảng dạy phù hợp với nhu cầu xã hội và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo từng chuyên ngành.

-   Xây dưng kế hoạch giảng dạy, học tập, thực tập ngành học và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường. Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo theo tinh thần đổi mới.

-   Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên của khoa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

-   Chịu trách nhiệm về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính tài sản, đảm bảo cho các hoạt động của khoa. Đồng thời chịu trách nhiệm về việc quản lý tài chính và tài sản được trang bị cho khoa.

-   Chịu trách nhiệm kí hợp đồng công tác giảng dạy, làm việc với từng cán bộ, giảng viên của khoa. Được quyền đề xuất khen thưởng và kỉ luật giảng viên và cán bộ của khoa.

2.  Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó khoa

-   Chấp hành sự phân công của Trưởng khoa, giúp Trưởng khoa chỉ đạo, thực hiện một số nhiệm vụ công tác của khoa và chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

-   Khi Trưởng khoa vắng mặt tại trụ sở trường, Phó khoa được ủy nhiệm thay mặt Trưởng khoa điều hành, giải quyết các công việc của Khoa; chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về các công việc giải quyết và báo cáo với Trưởng khoa khi có mặt.

-   Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả đào tạo sinh viên của Khoa trước Trưởng khoa.

-   Quản lý sinh viên trong quá trình học tập và thực hiện nội quy, quy định của trường.   

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Đào tạo
(028)37.437.166

Tuyển sinh
(028)37.437.537

Tổ chức - hành chính
028 37.437.037
Video
VIDEO LỄ KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2022-2023
youtu.be/S_dD5DObFLY

LƯỢT TRUY CẬP
Lượt truy cập: 565465
Đang online: 5